Trang

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

DỰ ÁN KHU TÂM LINH SINH THÁI CHÙA VẠN PHÚC ĐỒNG SÀI


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CHÙA VẠN PHÚC ĐỒNG SÀI
Thôn Đồng Sài, Xã Phù Lãng, Huyện Quế Võ, Bắc Ninh
ĐT: 0915. 270563, E-mail: chinhtue2005@yahoo.com

DỰ ÁN
KHU SINH THÁI TÂM LINH CHÙA VẠN PHÚC ĐỒNG SÀI
(TRÙNG TU VÀ TÔN TẠO)
-  TỔNG CHỈ ĐẠO DỰ ÁN: ĐẠI TƯỚNG PHẠM VĂN TRÀ
NGUYÊN BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
-  CHỦ DỰ ÁN: THƯỢNG TỌA THÍCH CHỈNH TUỆ
CHỦ TỊCH CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC MỸ THUẬT PHẬT GIÁO
-   ĐẦU TƯ CHÍNH: ÔNG ĐÀM THẬN CƯỜNG
   GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH HÙNG HƯNG MÔI TRƯỜNG XANH
-   TỔNG DIỆN TÍCH: 3 HA
-  TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ: 60 TỶ, TRONG ĐÓ:
-   TỔNG KINH PHÍ TRÙNG TU: 25 TỶ VNĐ
                            -  TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ TÔN TẠO: 35 TỶ VNĐ

 
MỤC LỤC
A.     PHẦN MỞ ĐẦU:
  I.  ĐẠO PHẬT VÀ SINH THÁI:
II.  ĐỊA VỊ NGÔI CHÙA TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI:
1.      VAI TRÒ TÍN NGƯỠNG – TÂM LINH:
2.      VAI TRÒ GIÁO DỤC:
3.      VAI TRÒ CHĂM SÓC SỨC KHỎE:
4.      VAI TRÒ THAM QUAN, DU LỊCH:
III.  MỤC ĐÍCH CỦA KHU SINH THÁI TÂM LINH:
1.      VỊ TRÍ:
2.      VÀI NÉT LỊCH SỬ:
3.      KẾ HOẠCH TRÙNG TU DI TÍCH:
4.      QUY HOẠCH TÔN TẠO:
5.      MỤC ĐÍCH PHỤC VỤ:
B.     KẾ HOẠCH TRÙNG TU:
I.      KHU TÂM LINH TAM BẢO: (7.000m2)
1.      CỔNG TAM QUAN
2.      CẦU TẨY TRẦN
3.      CỔNG GIẢI THOÁT
4.      HỒ QUAN ÂM
5.      LẦU CHUNG CỔ
6.      ĐIỆN TAM THẾ
7.      TỔ ĐƯỜNG
8.      TỨ ÂN ĐƯỜNG
9.    NHÀ PHƯƠNG TRƯỢNG
10.  KHU THÁP TỔ - VƯỜN MỘ AN DƯỠNG: (3.000m2)
C.     QUY HOẠCH TÔN TẠO:
II.   KHU LỄ HỘI: (5.000m2)
1.      SÂN THỂ THAO:
2.      SÂN HỘI CHỢ:
3.      BÃI ĐỖ Ô TÔ:
III.  KHU DƯỠNG LÃO – NHÀ VĂN HÓA: (5.000m2)
1.      PHÒNG KHÁM CHỮA BỆNH ĐÔNG Y:
2.      NHÀ DƯỠNG LÃO:
3.      NHÀ VĂN HÓA
4.      VƯỜN THIỀN
IV.  KHU SINH THÁI BẢO DƯỠNG – MẬT THẤT: (5.000m2)
1.      KHU SINH THÁI BẢO DƯỠNG
2.      VƯỜN SINH DƯỢC
3.      MẬT THẤT
V.     BẢO THÁP 9 TẦNG


D.     KINH PHÍ ĐẦU TƯ:
E.     MÔ HÌNH THIẾT KẾ:
F.     ĐƯỜNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG:
G.      PHẦN KẾT:



A.  PHẦN MỞ ĐẦU:
I.          ĐẠO PHẬT VÀ SINH THÁI:
Ngày nay nhân loại đang đứng trước vấn đề khủng hoảng môi sinh. Khủng hoảng môi sinh là sự ô nhiễm môi sinh do các phóng xạ, sự phân bạch, bụi bạch của thiên nhiên, nạn khai thác rừng, cháy rừng, giao thông vận tải quá tải, sự thiêu đốt, sự khai thác các nguồn năng lượng vô tội vạ, phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp nhẹ và nặng trong một nền kinh tế thị trường đầy lợi nhuận luôn biến động.
Trong mấy năm gần đây, nỗ lực của cộng đồng của nhân loại là cùng nhau chung sống hòa bình, không bao giờ để cho một cuộc chiến tranh nguyên tử xảy ra lần thứ ba, tiêu diệt nhân loại. Tuy nhiên, con người lại đối diện một sự khủng hoảng môi sinh mới, tai họa này có thể đưa nhân loại vào cảnh diệt vong còn mau hơn tai họa chiến tranh. Như một nhà bảo vệ môi sinh học đã nói, nếu trong 50 năm nữa, thế giới không đồng loạt đứng lên bảo vệ môi sinh trên quả đất này, thời ngôi nhà chung của nhân loại có thể bị tiêu diệt, môi trường sống của chúng ta sẽ bị hủy hoại, không gì có thể cứu vãn được. Qua các tài liệu mới nhất của tổ chức Liên Hiệp Quốc bảo vệ môi sinh và của một số Tổ chức quốc tế khác có liên quan, chúng ta có thể biết những hậu quả nặng nề do khủng hoảng môi sinh gây ra tạo nên sự bất an cho cộng đồng nhân loại.
Vấn đề đặt ra, là con người phải có thái độ sống hài hòa với thiên nhiên để bảo vệ môi sinh. Theo quan điểm Phật giáo sự hủy hoại môi sinh, ô nhiễm môi trường là hậu quả đỉnh cao của tư duy hữu ngã, con đường tư duy và hưởng thụ lạc thú của con người. Thế nên nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng lớn về môi sinh đang được báo động là do vô minh và tham ái. Học thuyết Duyên khởi của Phật giáo chỉ ra rằng con người là tập hợp 5 uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Trong đó, sắc uẩn của một con người là bao gồm thân vật lý của người ấy và toàn thể thế giới vật lý. Điều đó có nghĩa thiên nhiên hay môi sinh thực sự là cơ thể của con người, hay một phần rất lớn của cơ thể con người. Con người không thể tồn tại được nếu không có môi sinh. Nếu môi sinh hay thiên nhiên bị ô nhiễm trầm trọng thì cơ thể vật lý của con người, hay đời sống của con người thời bị hủy diệt. Vậy là khi con người hiểu rõ sự thật Duyên khởi thì con người sẽ tự nguyện bảo vệ môi sinh khỏi ô nhiễm. Đó cũng là ý nghĩa bảo vệ nguồn sống, nguồn hạnh phúc của nhân loại.
Thực tế, khi đức Phật còn tại thế, bảo vệ môi sinh chưa đặt thành vấn đề, thế nhưng đức Phật với trí tuệ sáng suốt và lòng từ bi cứu khổ của Ngài, Ngài đã là bậc vĩ nhân hướng dẫn con người thực thi nếp sống hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ môi sinh là bảo vệ sự sống con người. Cụ thể, với trách nhiệm của bậc Đạo Sư, Ngài đã chủ động tạo ra một môi trường tu học thích hợp cho những đệ tử xuất gia và tại gia của Ngài, đức Phật đã chủ động tìm cách xây dựng cho mình và cho hội chúng Tăng già một nếp sồng hòa hài với thiên nhiên, một đạo tràng tu tập thích hợp hướng tới giác ngộ.
Nhìn lại cuộc đời đức Đức Phật, chúng ta sẽ nhận ra Ngài là một bậc Giáo chủ độc nhất sinh ra dưới cây vô ưu taị vườn Lâm Tỳ Ni, hành trì Thiền định cho đến giác ngộ dưới gốc cây Bồ Đề, thuyết pháp lần đầu tiên tại vườn Nai ở Ba La Nại, và cuối cùng nhập Niết Bàn dưới hai cây SaLa tại Kusinara. Đời sống của Ngài là gần gũi thiên nhiên, thân cận núi rừng, xa chốn phồn vinh. Trong 45 thuyết độ sanh, Ngài để lại cho chúng ta hình ảnh một bậc đạo sư đi bộ từ làng này qua làng khác, từ đô thị này qua đô thị khác, sau khi khất thực trở về, thường ngồi trong một khu rừng gần đấy để an nghĩ hoặc thuyết pháp, hoặc ngồi thiền cho đến chiều. Nếp sống này được kinh điển ghi lại, như là vấn đề cảnh thức gìn giữ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm: “Nhất bát thiên gia phạn, Cô thân vạn lý du, Kỳ vị sanh tử sự, Giáo hóa độ xuân thu” dịch: Một bát cơm ngàn nhà, Một thân di vạn dặm. Vì vấn đề sanh tử, Giáo hóa độ ngày qua.
Chính đời sống trong lành, thanh tịnh của rừng núi là những trú xứ, là những môi trường thích hợp nhất để thành tựu  chánh trí. Đó là lý do tại sao Ngài Kassapa, sống trọn đời ở rừng núi nói lên vì sao ngài ưa thích núi rừng: “Khu đất thật khả ái, Với những vòng tràng hoa. Hoa tên Ka ra ri. Trải rộng ra cùng khắp, Với voi rú khả ý. Đồi núi ấy ta thích. Những hồ nước trong mát, Tuyệt đẹp màu mây xanh. Che tán bởi loại bọ, Tên kẻ chan In da. Những ngọn núi đá ấy, Làm tâm ta thích thú. Giống đồi mấy xanh biếc, Ví tháp đẹp lâu đài, Với vượn hú khả ý. Đồi núi được ẩn sĩ, Làm thành nơi trụ xứ, Vẳng lên tiếng chim công, Đồi núi ấy ta thích….”(Trưởng Lão Tăng Kệ, 252 – 253)
Thế nên, thái độ sống của người Phật tử xem thiên nhiên là nguồn sống bất tận trong tiến trình nuôi dưỡng thân tâm và cái đích cuối cùng là hướng tâm giải thoát. Các Thiền sư ngộ đạo đời Lý, đời Trần đã thiết lập những môi trường tu tập trong thiên nhiên để cho mọi người hướng tâm tu tập giải thoát. Các chùa Việt Nam như Quần thể chùa Yên Tử,  chùa Hương là nơi ẩn sâu trong rừng là nơi được ví như cõi Phật mà ai đọc bài “Vịnh Vân Yên tự phú” của thiền sư Huyền Quang đều có thể tự hào.  Hay như Trần Nhân Tôn là ông vua kiêm Thiền sư đời Trần chủ trương sống và tu trong tinh thần yêu thiên nhiên chính là yêu đạo như bài Thiên Trường Vãn Vọng sau đây mô tả: “Thôn tiền thôn hậu đạm tự yên, Bán vô bán hữu tịch dương biên. Mục đồng địch lý ngưu quy tận, Bạch lộ song song phi hạ điền”. Dịch: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng, Bóng chiều dường có lại dường không, Mục đồng sao vẳng trâu về hết, Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
Chính từ, bi, hỷ xả là bốn sức mạnh kết nối sự yêu  thương, sự thông cảm giữa người với thiên nhiên, hướng đến xây dựng một môi trường tốt đẹp cho hành tinh của chúng ta. Lý thuyết Duyên khởi, cho rằng sự sống là sự hỗ tương giữa các loài. Đức Phật dạy lòng từ có được những lợi ích như sau: “Ngủ được an lạc, dậy được an lạc, không có ác mộng, được người khác ái mộ, được loài phi nhân yêu kính, được loài trời gia hộ” (Tăng chi III,tr 11).
Rõ ràng, thế giới môi trường sẽ giảm thiểu sự nguy hại, khi mọi người có ý thức sống không khai thác các nguồn tự nhiên vốn có. Thay vì tận hưởng dục lạc thì đức Phật khuyến khích cho các đệ tử của Ngài sống đời sống ít dục, biết đủ. Với nếp sống ly dục tri túc như vậy con người mới bảo vệ thiên nhiên được và sống một đời sống bình yên.
Như vậy đạo Phật tán dương một nếp sống hài hòa với thiên nhiên, hài hòa với loài người, tán thán lòng từ bi, khích lệ thương người thương vật, đề cao hạnh thiểu dục tri túc, sống đời sống lành mạnh và giản dị, với mục đích xây dựng một môi trường sống xanh và sạch. Đây là cơ sở để thiết lập nền hòa bình cho nhân loại.
Từ quan điểm sống hài hòa với thiên nhiên mà đức Phật đã thực thi, chúng ta cần rút ra những bài học, biện pháp xây dựng một môi trường sống hạnh phúc thật sự. Như đã nói, sự bảo vệ môi sinh, suy cho cùng là sự thiết lập của một tâm thức thanh tịnh. Một tâm không tham, không sân, không si sẽ giúp con người tự chủ, thoát ly mọi sự chi phối của các dục. Do đó, quan điểm của Phật giáo về thái độ sống bảo vệ môi sinh trong điều kiện hiện nay là:
1. Giáo dục con người nhận thức rõ con người có mối liên hệ mật thiết với thiên nhiên và môi trường sống. Học thuyết Duyên khởi Phật giáo chỉ ra rằng không ai có thể sống một mình mà không có sự liên hệ với một cá nhân, cộng đồng, xã hội, với môi trường sống. Con người là tập hợp 5 uẩn và có một mối liên chặt chẽ với thiên nhiên, vì thế hãy tự nguyện sống hòa mình vào thiên nhiên, trên hết là tự nguyện bảo vệ môi sinh là bảo vệ nền hòa bình cho nhân loại.
2. Dựa vào sự thành tựu khoa học để giải thích sự ô nhiễm môi sinh là do thiếu ý thức bảo vệ môi sinh, khai thác tài nguyên thiên nhiên để chạy theo lợi nhuận kinh tế thị trường.
3. Giáo dục mọi người thực hành nếp sống trên nền tảng đạo đức Phật giáo là hướng thiện, tôn trọng sự sống, thực thi hạnh từ bi hỷ xả. Vì thế, mọi người hãy sống gần thiên nhiên, yêu thiên nhiên là yêu sự sống của chính mình và của cộng đồng.
4. Nhận thức mọi ham muốn của bất cứ ai về sự mong cầu hưởng lợi lộc từ việc khai thác các nguồn năng lượng dự trữ của thiên nhiên vô ý thức để trục lợi làm giàu thì sẽ bị thiên nhiên trừng phạt vì đã phá vỡ sự mất cân bằng về sinh thái, gây ra khổ đau cho con người.
5. Có biện pháp cụ thể, thiết thực không chỉ dựa trên văn bản của luật bảo vệ môi sinh, hay trông chờ vào thành tựu của ngành khoa học của môi sinh mà trên hết vẫn là thực hành nếp sống yêu thiên nhiên, hài hòa với thiên nhiên, tôn kính thiên nhiên để tự nguyện bảo vệ hành tinh quý giá này.



II.          ĐỊA VỊ NGÔI CHÙA TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI:
Đức Phật ra đời và thành đạo không gì hơn là vì lòng thương tưởng đến chúng sanh đang khổ đau do ba độc tham, sân, si hoành hành. Do lòng tham muốn thỏa mãn nhu cầu vật chất, con người phải chịu nhiều thảm họa khổ đau. Muốn chấm dứt đau khổ, con người phải sống đúng theo chánh pháp, tức sống theo qui luật tự nhiên hay luật nhân duyên sanh khởi. Theo qui luật này, con người, loài vật, cỏ cây cùng tồn tại trong mối liên hệ hổ tương và tùy thuộc lẫn nhau. Thiên nhiên cung cấp môi trường sống cho loài người và động vật. Ngược lại loài người phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên để giữ môi trường trong sạch và cân bằng sinh thái.
Với cái nhìn thoáng qua, người ta thường chỉ thấy ngôi chùa là nơi tu tập của Tăng, Ni và một số Phật tử, đồng thời là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Tuy nhiên, vị trí, vai trò của ngôi chùa còn lớn lao hơn thế rất nhiều.
1. VAI TRÒ TÍN NGƯỠNG – TÂM LINH:
Với đa số người dân Việt Nam, ngôi chùa chính là nơi tìm đến, nơi trở về mỗi khi có việc hệ trọng trong cuộc đời như việc hiếu, hỷ, xây cất nhà cửa, sinh con..., hoặc vào những dịp thường lệ theo phong tục, tập quán như đi lễ đầu xuân, lễ rằm, mùng một. Người dân đến chùa, thỉnh sư để tìm một chỗ dựa, để cầu bình an, tài lộc... Vai trò tín ngưỡng, tâm linh được thể hiện thông qua các hoạt động điển hình: - Rước vong lên chùa - Cầu siêu, giải oan - Cầu an - Bán khoán trẻ - Các khóa lễ vía Phật, Bồ tát, Thánh Tăng - Lễ hội chùa, giỗ Tổ, ...
Ngoài ra, tại một số chùa còn kết hợp một số hình thức tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng truyền thống như: dâng sao giải hạn, hầu đồng, xem ngày, giờ tốt, phong thủy, tử vi, tướng số... Với vai trò này, chúng ta cần gạn đục, khơi trong, tùy duyên và khéo léo để dần đưa người dân về với Chính pháp, tránh hai thái cực phủ nhận hoặc bị lấn át bởi tín ngưỡng dân gian. Đồng thời, nhà chùa cần chú trọng tổ chức các sự kiện Phật giáo ở quy mô lớn, thu hút đông người tham dự, qua đó khôi phục lại những phong tục đã bị mai một như lễ hội Phật đản, hoặc phát huy những nghi lễ cốt yếu của Phật giáo: - Cầu quốc thái dân an vào rằm tháng giêng - Cầu siêu vào rằm tháng bảy - Tắm Phật và rước Phật vào dịp Phật đản - Hoa đăng vào dịp Phật thành đạo...
Cần phải khẳng định rằng vai trò tín ngưỡng – tâm linh vẫn luôn là vai trò quan trọng của ngôi chùa, và thực hiện tốt vai trò này sẽ là tiền đề để gieo duyên, thu hút người dân đến với nhà Phật.
2. VAI TRÒ GIÁO DỤC
Phật tử và người dân đến chùa, đến với đạo Phật không chỉ vì nhu cầu tâm linh – tín ngưỡng mà điều cốt lõi hơn là để tu học Phật pháp, học các giá trị đạo đức, rèn luyện nhân cách, văn hóa ứng xử. Vai trò này được thể hiện thông qua các hoạt động của nhà chùa như: - Các buổi giảng pháp, pháp thoại - Các thời, khóa tu tập: bát quan trai, một ngày an lạc, khóa tu mùa hè, khóa tu chuyên biệt dành cho các đối tượng khác nhau ... - Các hoạt động giáo dục khác như tọa đàm, chia sẻ, giao lưu...
Để phát huy vai trò này, bên cạnh việc hướng dẫn tu học Phật pháp, nhà chùa cũng nên phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng sống, nhất là cho giới trẻ, các em thiếu niên nhi đồng, qua đó thay đổi hình ảnh “trẻ vui nhà, già vui chùa”, khắc phục tâm lý e ngại của phụ huynh khi quyết định cho con em tới chùa sinh hoạt, giúp thế hệ trẻ gắn bó hơn với Phật pháp, đề phòng các hiện tượng cải đạo.



3. VAI TRÒ CHĂM SÓC SỨC KHỎE:
Con người trong cuộc đời có lúc không thể tránh khỏi bệnh về thân và về tâm. Với bệnh về thân, người ta có thể tìm đến các cơ sở y tế đông, tây y, và cả nhà chùa. Nhiều ngôi chùa đã trở thành nơi khám, chữa bệnh, phát thuốc, tư vấn sức khỏe, thường là với chi phí thấp hoặc miễn phí. Đây là việc làm rất ý nghĩa, thể hiện vai trò từ bi, cứu khổ của đạo Phật. Để thực hiện tốt vai trò này, các chùa, tùy điều kiện, có thể thực hiện một số việc như:
- Cử vị sư hoặc Phật tử tham gia các khóa học về sơ cấp cứu, đông y
- Sưu tầm, phố biến và cung cấp các bài thuốc dân gian, phòng và chữa các bệnh thông thường
- Thường xuyên tư vấn về sức khỏe cho Phật tử
- Kết hợp với các cơ sở y tế, các y bác sĩ Phật tử tổ chức khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí (nhất là ở những ngôi chùa nông thôn, vùng sâu, xa...)
- Hướng dẫn tập dưỡng sinh, khí công, thể dục (nhất là những ngôi chùa ở đô thị)
Đặc biệt hơn, Phật giáo là phương thuốc hữu hiệu giúp phòng, chống các bệnh về tâm, trừ bỏ tam độc tham – sân – si, giúp mọi người có thái độ sống tích cực, cân bằng, xả bỏ những lo toan, căng thẳng của cuộc sống ngày càng bận rộn, hối hả. Nhà chùa có thể giúp chữa bệnh về tâm thông qua những hoạt động hướng dẫn tu tập Phật pháp như đã nói ở trên, đồng thời cũng có thể chú ý những việc sau đây:
- Tổ chức các buổi pháp thoại chuyên đề về hạnh phúc gia đình, lập thân lập nghiệp, làm giàu, giáo dục con cái.
- Thông qua các chúng trưởng, các Phật tử nòng cốt để lắng nghe, nắm bắt đời sống tâm lý, tình cảm của Phật tử, thực hiện vai trò tư vấn, hòa giải khi cần thiết
4. VAI TRÒ THAM QUAN, DU LỊCH:
Đa số các ngôi chùa được xây dựng trong không gian rộng rãi, hòa hợp với phong cảnh tự nhiên, nhiều ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa. Đến chùa, người dân không chỉ được học hỏi Phật pháp, và còn được hòa mình vào không khí Thiền môn, không khí thiên nhiên, tìm kiếm và trải nghiệm những giá trị văn hóa ngàn năm của dân tộc. Trong xã hội căng thẳng hiện nay, nhu cầu thư giãn, tìm về thiên nhiên là rất lớn, và ngôi chùa trở thành một lựa chọn lý tưởng để đáp ứng nhu cầu này.
Hiện nay, nhiều chùa chưa chú trọng đáp ứng nhu cầu này, dẫn đến hiện tượng mùa lễ hội thì đông đúc, xô bồ, xong lễ hội thì đìu hiu, vắng vẻ. Hoặc nhiều du khách đến chùa không được hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện để hiểu hết giá trị lịch sử, văn hóa, Phật pháp. Chuyến tham quan giống như cưỡi ngựa xem hoa, không để lại ấn tượng gì đáng kể. Thực hiện vai trò này, các chùa nên thực hiện những việc như: Tôn trí cảnh chùa trang nghiêm, sạch sẽ, gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên. Bố trí người tiếp đón khách thập phương ân cần, chu đáo, có thuyết minh, giới thiệu. Xuất bản các tờ rơi, sách bỏ túi giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa ngôi chùa và địa phương. Một số chùa có thể liên kết với các cơ sở du lịch tổ chức chương trình trải nghiệm đời sống thiền môn (tương tự chương trình temple stay của Hàn Quốc)

Thực hiện lời Phật dạy, người Phật tử chúng ta nên bắt tay vào việc xây dựng Khu Sinh Thái Tâm Linh đễ kích thích xã hội làm sạch môi trường. Mỗi người một tay, mỗi người một cây, mỗi chùa một khuôn viên xanh nhỏ thì lo gì không có Khu sinh thái tươi mát cho thế hệ ngày mai!
Sự có mặt của một ngôi Chùa sẽ mang lại phúc lành và an vui đến với nhiều người. Sự có mặt của một Khu sinh thái tu học Phật giáo sẽ góp phần làm giảm thiểu các tệ nạn xã hội, giúp cho con người sống đời đạo đức, thanh tịnh hóa thân tâm, bớt đi khổ bệnh, tệ nạn xã hội. Góp phần hùn phước cho việc xây dựng ngôi chùa mang đậm nét văn hóa dân tộc có ý nghĩa đạo đức và xã hội rất lớn. Rất kính mong quý thiện hữu tri thức đóng góp tịnh tài, tịnh vật, công sức để công trình sớm được thành tựu viên mãn.

III.          MỤC ĐÍCH CỦA KHU SINH THÁI TÂM LINH:
1.    VỊ TRÍ:
Vị trí làng Đồng Sài và chùa Vạn Phúc trước đây được hình thành ở giữa vùng đất trũng được bao bọc xung quanh bởi hệ thống đê bối 3 xã: Phù Lãng, Châu Phong và Đức Long. Đồng thời, thuộc vùng xả lũ của hệ thống sông Cầu và sông Thái Bình nên hằng năm thường bị ngập lụt.
Chùa được xây dựng theo hướng Đông Nam, với lối kiến trúc cổ làm bằng gỗ lim khá lớn. Chùa kiến trúc theo lối nội chữ công, ngoại chữ quốc, gồm: Chính Điện thờ Phật, Nhà Tổ, Nhà Mẫu, Nhà Phương Trượng, Trai Đường, Nhà Trù. Các điện thờ đều kiến trúc 5 gian và một hậu cung bằng gỗ lim. Hệ thống thờ tự quy mô gồm 40 pho tượng Phật bằng gỗ quý rất lớn.  Ngoài ra, còn khu tháp Tổ gồm 2 tháp lớn và 3 tháp bé xây bằng gạch thẻ.
2.    VÀI NÉT LỊCH SỬ:
-  Địa chỉ: Chùa Vạn Phúc, thôn Đồng Sài, xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
-  Tên cũ: Chùa Vạn Phúc, thôn Đồng Sài, xã Đại Tân, tổng Phù Lương, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh.
-  Tổng diện tích đất sử dụng của chùa hiện nay: 8.565m2 (bao gồm cả đất ruộng và ao).Dự kiến sẽ quy hoạch thêm trên 10.000 m2 sử dụng cho việc Lễ hội làng.
-  Tổng diện tích đất sử dụng của chùa trước đây: khoảng 14.400m2 (trong đó có khoảng 7.200 m2 đất ruộng trồng lúa).
-  Thôn Đồng Sài hiện nay có khoảng trên 600 hộ với hơn 3.000 nhân khẩu.
i.    THỜI GIAN SÁNG LẬP CHÙA VẠN PHÚC ĐỒNG SÀI:
-  Chùa Vạn Phúc có mặt khoảng hơn 200 năm, vị trí chùa được xây dựng ngay giữa làng Đồng Sài trước đây (do lũ cuốn nên làng phải di dời lên chân núi Ngưu Sơn). Trong khuôn viên chùa trước đây có khu tháp Tổ gồm 3 ngôi lớn và 2 ngôi nhỏ.
-  Theo lời của Hòa thượng Thích Thanh Sam – Phó Pháp Chủ GHPGVN, chùa Vạn Phúc là nơi đào tạo Tăng tài cho cả huyện, các vị trụ trì các chùa trong huyện phần lớn đều xuất thân tu học tại chùa Vạn Phúc.
ii.    CÁC THẾ HỆ TRỤ TRÌ CHÙA VẠN PHÚC ĐỒNG SÀI: lần lượt như sau:
-  Sư Cụ Thích Giáp Linh, thọ khoảng 70 tuổi (khoảng 1835 – 1905). Giỗ: 15.5 Âl
-  Sư Cụ Thích Thanh Duyên (Nguyễn Văn Duyên), thọ khoảng 77 tuổi (khoảng 1865 – 1942). Giỗ: 12. 12 Âm lịch
-  Sư Ông Lương Văn Khiết, hưởng dương 40 tuổi (khoảng 1912 – 1952).
-  Giám tự Lương văn Hoan (tức Đồng) sau đó hoàn tục (1917 – 1983)

i.    KIẾN TRÚC CHÙA VẠN PHÚC ĐỒNG SÀI:
1.  CHÍNH ĐIỆN:
-  Qua tìm hiểu lịch sử và một số vị cao niên kể lại, chùa được xây dựng theo hướng Đông Nam, với kiến trúc cổ làm bằng gỗ lim khá lớn. Chính điện kiến trúc theo lối chữ Đinh, gồm 5 gian và một hậu cung. Hệ thống thờ tự gồm 40 pho tượng Phật bằng gỗ quý rất lớn. Trong Chính Điện chùa có một pho tượng Thích Ca bằng đồng (tương truyền là đồng đen) nặng khoảng 7kg nhưng về sau bị mất cắp. Đại hồng chung (quả chuông lớn) cũng bị Pháp lấy mất.
2.  KHU NHÀ TỔ, NHÀ MẪU VÀ CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC :
-  Khu nhà Tổ gồm 5 gian và một hậu cung, nhà Mẫu 3 gian, quay mặt hướng Đông. Kiến trúc chùa bằng gỗ lim, mái đao lợp ngói mũi, có quy mô nhất vùng.
-  Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có nhà Phương Trượng, một dãy nhà 7 gian dùng để làm trai đường, nhà bếp, nhà kho và phục vụ các sinh hoạt, tu tập Tăng chúng, cúng kiến, hiếu hỷ, lễ hội hằng năm của nhà chùa.
3.  QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ:
a)  QUÁ KHỨ:
-  Vị trí làng Đồng Sài và chùa trước đây được hình thành ở giữa vùng đất trũng được bao bọc xung quanh bởi hệ thống đê bối 3 xã: Phù Lãng, Châu Phong và Đức Long. Đồng thời, thuộc vùng xả lũ của hệ thống sông Cầu và sông Thái Bình nên hằng năm thường bị ngập lụt.
-  Năm 1971 một trận lũ lớn chưa từng có trong lịch sử xảy ra, phá tan hệ thống đê bối 3 xã, cuốn trôi chùa chiền và rất nhiều nhà cửa, súc vật của nhân dân địa phương, cuộc sống của người dân rơi vào cảnh khốn đốn. Sau trận lũ lịch sử ấy, nhân dân thôn Đồng Sài phải tự túc di chuyển nhà cửa lên chân núi Ngưu Sơn (núi con Trâu) để sinh sống và tránh lũ hằng năm. Cùng với sự di dời ấy, nhân dân địa phương cũng di chuyển những gì còn lại của chùa làng lên núi Non Danh (Trường Tiểu Học bây giờ). Quên góp dựng tạm một ngôi nhà 3 gian để thờ cúng, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Do điều kiện kinh tế của người dân địa phương thôn Đồng Sài lúc đó còn gặp nhiều khó khăn nên điều kiện đóng góp để xây dựng, trùng tu ngôi chùa làng rất hạn chế. Vì vậy, ngôi chùa làm tạm chỉ tồn tại được vài năm thì xuống cấp nghiêm trọng. Đến năm 1982 thì hư hỏng hoàn toàn. Do vậy, tất cả tượng Phật của chùa được chuyển về chùa Đáp Cầu (Thị Cầu) thuộc Quế Võ, Bắc Ninh. Toàn bộ hài cốt tại các ngôi tháp Tổ được chuyển về chùa Bổ, thuộc Yên Phong, Bắc Ninh, sau đó tháp Tổ cũng bị tháo dỡ.
-  Năm 1991, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, dự án đắp đê sông Cầu (trong đó có tuyến đê bối 3 xã) được triển khai và hoàn thành. Nhân dân địa phương an tâm sản xuất và không còn bị đe dọa bởi lũ lụt thiên tai như trước đây. Nhờ vậy, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và phát triển dần.
-  Cũng từ đây, một số thành viên đạo tâm, nhiệt tình tha thiết đã vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại, đứng ra vận động nhân dân, vận động tín đồ Phật tử thập phương đóng góp công đức để khôi phục và xây dựng lại ngôi chùa làng Đồng Sài. Sau một thời gian vận động đã quyên góp được số kinh phí là: 44.000đồng. Được sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương, ngày 15.10.1992, Lễ Khởi công Động thổ xây dựng chùa làng Đồng Sài được tiến hành. Chủ Lễ khởi công là cụ Nguyễn Quy Tầm. Các thành viên tích cực trong Ban Kiến Thiết Xây Dựng phải kể đến gồm các cụ như sau:
1)  Các Cụ Ông tiêu biểu: cụ Nguyễn Công Ngự (Chủ Từ),  cụ Nguyễn Công Nhẫm, cụ Trần Văn Xô, cụ Nguyễn Sỹ Thuần, cụ Nguyễn Quy Tuy (Cố vấn Xây dựng), cụ Nguyễn Đức Rũi, cụ Nguyễn Đức Rạng, cụ Đổng Văn Khoan, ông Đặng Chi Nê, cụ Trần Văn Tựa, cụ Nguyễn Công Ký, cụ Nguyễn Đức Hùy, cụ Trần Văn Xuân, cụ Nguyễn Đức Thôn,  cụ Nguyễn Quy Quyền,  …
2)  Các Cụ Bà tiêu biểu: cụ Đặng Thị Tiếp,  cụ Nguyễn Thị Kha, cụ Nguyễn Thị Sai, cụ Nguyễn Thị Lựu, cụ Nguyễn Thị Quyện, cụ Nguyễn Thị Dụ, cụ Lê Thị Thiết, cụ Trần Thị Biền, Nguyễn Thị Hoa, cụ Nguyễn Thị Tuyết, cụ Nguyễn Thị Mỹ, cụ Trần Thị Lãnh, cụ Trần Thị Thảnh, cụ Nguyễn Thị Thời, cụ Nguyễn Thị Thiếc, cụ Nguyễn Thị Sửu …
-  Sau một thời gian tích cực thi công, được sự ủng hộ công đức của người dân địa phương cả về sức người và sức của, chùa Vạn Phúc đã được xây dựng hoàn chỉnh và khá kiên cố với ngôi chính điện 3 gian, 1 hậu cung bằng gỗ, mái lợp ngói mũi làm nơi để thờ tự. Ngày 26.02.1993, Lễ Khánh Thành chùa Vạn Phúc đã được tổ chức long trọng. Cán bộ và nhân dân địa phương cũng như tín đồ Phật tử khắp nơi về dự đông đủ, lễ bái thành tâm, thể hiện đạo tình thắm thiết.
-  Từ năm 1994 đến nay, chùa Vạn Phúc đã trải qua 2 giai đoạn trùng tu mở rộng. Hiện nay, chùa đã được tu bổ khá hoàn chỉnh.
- Vào tháng 3. 2007, Hội Đạo tràng Từ Thiện Ở Quận Tây Hồ và Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội do Cụ Bà Linh Nhi trưởng đoàn đã về cung tiến toàn bộ hệ thống điện thờ tại Chính Điện (gồm 14 pho tượng gỗ) và pháp khí gồm: Đại hồng chung, chuông, mõ và các đồ dùng khác.
b)  HIỆN TRẠNG:
-  Hiện chùa Vạn Phúc tọa lạc trên khuôn viên đất với diện tích 8.565m2. Chùa bao gồm một Chính Điện thờ Phật 5 gian và 1 hậu cung, với diện tích khoảng 70m2. Chùa làm với lối kiến trúc cột kèo bằng gỗ, tường xây gạch, mái lợp ngói mũi.
-  Bên phải sân trước Chính Điện là Nhà Mẫu nhỏ, tường xây gạch, mái lợp tôn xi măng với diện tích khiêm tốn 20m2
-  Bên trái Chính Điện là Nhà thờ Bác Hồ với diện tích khoảng 70m2. Cổng tam quan (cổng chùa) được chính quyền và nhân dân địa phương đầu tư xây dựng năm 2006.
c)  THỈNH SƯ TĂNG TRỤ TRÌ CHÙA:
-  Qua vài nét lịch sử chùa kể trên, với biến dịch của thời gian, chiến tranh, thiên tai tàn phá, ngót 50 năm chùa làng Đồng Sài không có sư Trụ trì. Văn hóa tín ngưỡng của làng ngày càng mai một, sinh hoạt tâm linh nghèo nàn, thua sút. Sau khi xây dựng được ngôi Tam Bảo, nhiều năm cầu thỉnh các nơi mời nhà sư về Trụ trì chùa làng vẫn không có cơ may thỉnh được.
-  Nhân duyên đến, vào tháng 4.2009, trong chuyến công tác ở miền Bắc, Thượng tọa Thích Chỉnh Tuệ, (hiện là Ủy viên Ban Kinh Tế Tài Chính Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam) đã về thăm chùa làng, qua lời cầu thỉnh của đại diện chính quyền, đại diện các Ban Ngành, Thượng tọa đã thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của địa phương nên đã nhận lời và hứa khả giúp đỡ.
-  Mặc dù chùa còn thiếu thốn tiện nghi, khó khăn mọi thứ, được sự đồng thuận và chỉ giáo của Nhà Sư, vào ngày 25.7.2009 đại diện chính quyền và nhân dân địa phương thôn Đồng Sài chính thức làm lễ cung nghinh Thượng tọa Thích Chỉnh Tuệ về Trụ trì chùa Vạn Phúc một cách trang trọng và nghiêm trang.
-  Sau khi thỉnh được Sư tăng về Trụ trì, tại Nhà thờ Bác Hồ được ngăn tạm làm nơi lưu trú cho Sư, vận động nhân dân nhân quyên góp tiếp xây cất các công trình phụ khác nhằm ổn định dần sinh hoạt, tu trì cho Nhà Sư.
Hiện nay, sát cánh với Thượng tọa Trụ trì và một số Sư là đệ tử xuất gia của Thượng tọa, chính quyền và nhân dân địa phương bắt đầu thiết lập lại sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, tổ chức Lễ hội hằng năm vào các dịp lễ lớn, (tết nguyên đán, khai hội làng, giỗ Tổ, Phật Đản, Vu Lan, …) và đáp ứng phần lớn nhu cầu tín ngưỡng nhân dân. Đồng thời, tổ chức cho tín đồ bái sám, thời khóa hàng ngày, học tập, tu trì giáo pháp nhà Phật, xây dựng nếp sống đạo đức tâm linh theo truyền thống dân tộc, phù hợp chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước. Nhằm duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chủ động hội nhập xu thế phát triển hiện đại của xã hội trong thời kỳ đổi mới đất nước. Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Vì mục tiêu hòa bình, thịnh vượng và cùng phát triển.


1.    KẾ HOẠCH TRÙNG TU:
1)    CỔNG TAM QUAN: (DIỆN TÍCH: 90 M2, DỰ TOÁN KINH PHÍ: 1TỶ VNĐ)

 ĐIỆN TAM THẾ: (DIỆN TÍCH: 400 M2, DỰ TOÁN KINH PHÍ: 15 TỶ VNĐ)


3)    NHÀ TỔ: (DIỆN TÍCH: 200 M2, DỰ TOÁN KINH PHÍ: 5 TỶ VNĐ)



4)    NHÀ TỨ ÂN: (DIỆN TÍCH: 200 M2, DỰ TOÁN KINH PHÍ: 5 TỶ VNĐ)

5)    NHÀ PHƯƠNG TRƯỢNG: (DIỆN TÍCH: 120 M2, DỰ TOÁN KINH PHÍ: 2 TỶ VNĐ)


 6)      KHU THÁP TỔ - VƯỜN MỘ AN DƯỠNG:
(DIỆN TÍCH: 3000 M2, DỰ TOÁN KINH PHÍ: 3 TỶ VNĐ)

7)    HỒ QUAN ÂM: (DIỆN TÍCH: 500 M2, DỰ TOÁN KINH PHÍ: 5 TỶ VNĐ)


2.    QUY HOẠCH TÔN TẠO:
1)      NHÀ DƯỠNG LÃO: (5tỷ VNĐ)

2)      PHÒNG KHÁM BỆNH: (1tỷ VNĐ)

3)      SÂN LỄ HỘI: (100 Triệu VNĐ)
4)      SÂN THỂ THAO: (100 Triệu VNĐ)
5)      CẦU TẨY TRẦN: (300 Triệu VNĐ)

6)      TAM GIẢI THOÁT MÔN: (200 Triệu VNĐ)
7)      LẦU CHUÔNG TRỐNG: (200 Triệu VNĐ)
8)      KHU MẬT THẤT: (2tỷ VNĐ)

9)      BẢO THÁP: (5tỷ VNĐ)

10)  TĂNG XÁ: (2tỷ VNĐ)

11) VƯỜN SINH DƯỢC: (200 Triệu VNĐ)

5.    MỤC ĐÍCH PHỤC VỤ:
1)      TRÙNG TU DI TÍCH:
2)      TU TRÌ PHẬT PHÁP:
3)      BẢO VỆ MÔI SINH:
4)      BẢO DƯỠNG SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG:
5)      XÂY DỰNG ĐIỂM THAM QUAN VĂN HÓA TÂM LINH:
6)      GIÁO DỤC PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG:

 


C. KẾ HOẠCH TRÙNG TU :
I.          KHU TÂM LINH TAM BẢO: (7.000m2)
1. CỔNG TAM QUAN: Cổng kiến trúc theo lối cổ lâu, 3 tầng, 3 cửa, ô tô vào được dẫn tới bãi đỗ ô tô trước khi vào Khu Tâm Linh Tam Bảo. Tên gọi là Không Môn, ý nghĩa: cửa không, thể nhập tự tính thanh tịnh vốn có. Tầng trệt: chiều cao: 3m, chiều dày (rộng): 4m50, chiều ngang (tính cả 3 cửa): 10m trong đó: cửa giữa: 4m50, 2 cửa bên: 2m75. Tầng 1: Chiều cao: 2m50, chiều dày (rộng): 2m, chiều ngang: 7m. Tẩng 3: Chiều cao: 1m50, chiều dày (rộng): 1m50, chiều ngang: 4m.
2. CẦU TẨY TRẦN: Cầu xây theo lối cổ bằng đá, dùng cho người đi bộ trước khi vào Khu Tâm Linh Tam Bảo. Ý nghĩa: Xả bỏ trần lao để đi vào cảnh trí giải thoát. Tâm niệm tẩy trần rất quan trọng, phải nuôi dưỡng ý niệm giữ cho mình được trong sáng để được tĩnh tâm và có được may mắn.
3.  CỔNG GIẢI THOÁT: Cổng tam quan xây bằng đá, biểu trưng cho Tam giải thoát môn (zh. 三解脫門) là ba cửa dẫn đến giải thoát. Có hai cách hiểu: I. Phép quán nhằm giác ngộ Không (zh. , sa. śūnyatā), Vô tướng (zh. 無相, sa. ānimitta) và Vô nguyện (zh. 無願, sa. apraihita), không còn ham muốn đạt Niết-bàn. Ba giải thoát này là nhận biết NgãPháp đều trống không, nhận biết ngã và pháp là bình đẳng, vô tướng, nhận biết sinh tử là Khổ (xem thêm Bát giải thoát);II. Theo Kim cương kinh thì ba cửa giải thoát là Không giải thoát môn (zh. 空解脫門), Kim cương giải thoát môn (zh. 金剛解脫門) và Huệ giải thoát môn (zh. 慧解脫門).
4.  HỒ QUAN ÂM: (500m2) Gồm hồ phóng sinh, và tượng đài quan âm lộ thiên bằng đá cẩm thạch cao 12 mét, biểu trưng cho 12 đại nguyện của ngài:
1)      Đem pháp tu hành mà khuyên độ khắp cùng.
2)      Thường ở biển phương Nam (Nam Hải) để cứu độ chúng sanh.
3)      Cứu độ kẻ nào kêu cầu tới Ngài ở cõi Ta bàU-minh
4)      Hàng ma trừ quái và độ cho chúng thoát khỏi u mê và không nhiễu nhương con người nữa.
5)      Tay cầm cành dương liễu vẩy nước cam lồ trong bình thanh tịnh để rưới tắt lửa lòng của chúng sanh.
6)      Thương xót người đói và sẵng lòng tha thứ, không phân biệt kẻ oán người thân, tất cả đều coi như nhau.
7)      Đêm ngày đi khắp đó đây để cứu giúp chúng sanh ra khỏi các sự tổn hại, cứu vớt chúng sanh ra khỏi ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh.
8)      Nếu ai quay về núi hướng nam mà hết lòng cầu nguyện thì dầu có bị gông cùm xiềng xích cũng được thoát khỏi
9)      Dùng phép tu hành để làm chiếc thuyền, Ngài đi cùng trong biển khổ để độ hết chúng sanh.
10)  Nếu ai cầu nguyện và tu hành theo Ngài chỉ dẫn, khi rời bỏ xác thân này thì sẽ có phướng dài đi trước, tàng lọng quý giá theo sau, để rước về Tây Phương.
11)  Ở thế giới của Đức Vô Lượng Thọ (tức Phật A Di Đà), Ngài đã được cho biết trước là về sau sẽ thay thế Đức Phật A Di Đà ở ngôi vị đó.
12)  Tinh tấn thực hiện 12 đại nguyện dù thân xác tan nát cũng đành.
5.  LẦU CHUNG CỔ: Xây lối cổ lâu lục giác, biểu trưng cho lục hòa Tăng. Từ ngoài nhìn vào bên phải là lầu chuông, bên trái là lầu trống.
1)     Thân hòa đồng trú : cùng sinh sống ở một nơi chốn - rộng thì nói trụ xứ, khu vực, cơ sở (tự viện, tu viện, phật-học viện, đại tùng lâm…); hẹp thì là phòng ốc, chỗ ngủ, chỗ làm việc, nơi sinh hoạt chung (chánh điện, phòng họp
2)     Khẩu hòa vô tránh : nói với nhau một cách hòa nhã, lịch sự, nhẹ nhàng, từ tốn, khiêm cung, dù có điểm bất đồng cũng không dẫn đến tranh cãi, lớn tiếng.
3)     Ý hòa đồng duyệt :  luôn giữ tâm ý hòa hợp và cảm thông với nhau trong niềm vui chung.
4)     Giới hòa đồng tu : cùng tuân thủ, giữ gìn những giới luật và qui tắc sống chung một cách hòa hợp.
5)     Kiến hòa đồng giải : cùng chia sẻ, trao đổi với nhau một cách hòa hợp những hiểu biết và kinh nghiệm trong việc thực nghiệm chánh pháp.
6)     Lợi hòa đồng quân : chia sẻ nhau những quyền lợi vật chất một cách hợp lý, hài hòa, vui vẻ.
6.  ĐIỆN TAM THẾ: (500m2) Điện thờ Tam Thế Phật: Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy cho nên ở lớp trên cùng là thờ Pháp thân Phật, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ ; Ở lớp thứ hai thờ Báo thân Phật, tức là thờ Thụ dụng trí tuệ Phật ở cõi cực lạc; ở lớp thứ ba là thờ Ứng thân Phật, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra sắc thân ở trần thế. Kinh văn đôi lúc cũng nhắc đến Tam thế Phật (zh. 三世佛), nghĩa là Phật của ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai, chỉ ba vị Ca-diếp (sa. kāśyapa), Thích-ca Mâu-ni (sa. śākyamuni) và Bồ Tát Di-lặc (sa. maitreya), Phật tương lai. Có khi tranh tượng trình bày Phật Nhiên Đăng (Nhiên Đăng Thượng Cổ Phật, sa. dīpakara, Dipankara) là Phật quá khứ. Nhưng bên Tịnh độ tam thế Phật là Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí và Phật A Di Đà.
Điện Phật xây cao có tầng hầm làm giảng đường và nhà hội nghị để sinh hoạt. Phần trên là nhà gỗ 5 gian bằng gỗ lim, cấu trúc theo lối cổ lâu.
7.  TỔ ĐƯỜNG: (200m2) Thờ Sơ Tổ Khai sáng Phật giáo Việt Nam, Tam Tổ Trúc Lâm và chư vị Khai sáng Hưng kiến chùa Vạn Phúc Đồng Sài. Kiến trúc theo lối cổ, mái đao, 5 gian và một hậu cung, làm bằng gỗ lim.
8.  TỨ ÂN ĐƯỜNG: (200m2) Thờ Quốc Tổ Hùng Vương, Tam Tòa Thánh Mẫu, 100 dòng họ Việt Nam và linh cốt hỏa thiêu. Kiến trúc theo lối cổ, mái đao, 5 gian và một hậu cung, làm bằng gỗ lim. Phía sau là Tháp 7 tầng thờ linh cốt.
Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người con Phật, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.
Theo kinh Đại Thừa Bản Sanh Tâm Địa Quán, quyển 2 (Đại tạng kinh, tập 3, Kế Tân Sa môn Bát Nhã đời Đường dịch), Tứ trọng ân là bốn ơn sâu nặng gồm ân cha mẹ, ân chúng sanh, ân quốc vương và ân Tam bảo, khái lược như sau:
1.Ân cha mẹ: Cha mẹ sanh đẻ nuôi nấng ta rất cực nhọc cho đến lớn khôn. Vậy ta phải báo đáp bằng sự cung kính, vâng lời, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, khi cha mẹ mất thì phải thờ cúng và cầu cho cha mẹ mau giải thoát.
2. Ân chúng sanh: Ta thọ ơn của chúng sanh rất nhiều, như nhờ nông phu mà ta có cơm ăn, nhờ thợ dệt mà ta có áo mặc v.v... cho đến sự che chở của thiên nhiên và giúp đỡ của muôn loài. Vậy ta phải báo đáp bằng sự siêng năng làm việc và học đạo, cầu cho chúng sanh đều được giải thoát.
3. Ân quốc vương: Nhờ vua (hoặc người lãnh đạo quốc gia và các cấp) lo sắp đặt các việc trong và ngoài nước mà chúng ta được an cư lạc nghiệp. Vậy ta phải báo đáp bằng cách sống lương thiện và lo tu hành mà độ cho họ.
4. Ân Tam bảo: Nhờ Tam bảo mà ta hiểu được đạo lý và phương pháp tu hành để diệt khổ, đạt được hạnh phúc, an vui. Vậy ta phải báo đáp bằng sự cung kính, cúng dường và tu học cho mau đắc quả.
Ngoài ra, theo Thích Thị Yếu Lãm (Đại tạng kinh, tập 54, Tống, Sa môn Đạo Thành tập), Tứ ân gồm có: Ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc vương và ân thí chủ.
9. NHÀ PHƯƠNG TRƯỢNG: (150m2) Nhà ở của Thượng tọa Trụ trì. Kiến trúc theo lối cổ, nhà sàn, 3 gian làm bằng gỗ lim. Phía trước có 1 phòng thờ để tiếp Tăng độ chúng, có 1 phòng khách, 1 phòng làm việc, 1 phòng ngủ, có công trình phụ khép kín. Phía sau là Nhà Thủy tạ lục giác để uống trà đàm đạo.
Ý nghĩa của Phương trượng: (方丈, Anh: The cell of the chief of bonzes, Pháp: La cellule du chef des bonzes), Phương: Hướng, phía, cách thức, vuông, địa phương, ngay thẳng, nơi chốn. Trượng: một trượng bằng 10 thước Tàu.
Phương trượng, nghĩa đen là một trượng vuông, nghĩa thường dùng là cái phòng ở của vị Hòa Thượng trụ trì trong một ngôi chùa Phật.
Ngày xưa, thất của ông Tịnh Danh (Duy Ma Cật) vuông vức một trượng mà chứa đặng ba ngàn ngôi sư tử. Văn Thù Bồ Tát có đến hỏi Pháp nơi Tịnh Danh tại phương trượng ấy.
Vì vậy, về sau người ta gọi chỗ hỏi Pháp, nơi tăng phòng của vị Hòa Thượng trụ trì là Phương trượng.
10.  KHU THÁP TỔ - VƯỜN MỘ AN DƯỠNG: (3.000m2)
1)  THÁP TỔ KHAI SÁNG: Tháp xây gạch thẻ 3 tầng theo lối cổ cao 6m. Liên hệ chùa Đáp Cầu, Bắc Ninh để đưa hài cốt của Hòa Thượng về an trí.
2)  THÁP CÁC THẾ HỆ TRỤ TRÌ: Tháp xây gạch thẻ 3 tầng theo lối cổ cao 3m. Mỗi thế hệ Trụ trì mỗi tháp, tùy theo Giới phẩm lớn nhỏ mà phân bố.
3) VƯỜN MỘ AN DƯỠNG: Một số mộ cũ chôn trong khuôn viên chùa vận động dân di dời, nếu mộ Tổ không di dời được thì tôn tạo lai. Quy hoạch vườn mộ quanh Khu Tháp Tổ thành Thiền cảnh đặt tên là “Vườn Mộ An Dưỡng”.

C. QUY HOẠCH TÔN TẠO :
Theo dự kiến của Lãnh đạo chính quyền các cấp cùng với Nhà chùa và Doanh Nghiệp đầu tư, dựa theo chính sách Nhà nước và chủ trương chung sẽ tiến hành quy hoạch diện tích chùa gồm 5 khu vực (khoảng 3ha):
I.      KHU LỄ HỘI: (5.000m2) Hàng năm vào dịp Hội làng truyền thống 28.2 Âm lịch, làng khai hội. Bao gồm nhiều hoạt động hữu ích gây phong trào chung cho mọi tầng lớp nhân dân quanh vùng: Về thể thao: Tổ chức thi đấu bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, ... Về các trò chơi nhân gian: đánh vật, chọi gà, thả diều, đánh đáo, ... Về Văn nghệ: Dân ca Quan Họ Bắc Ninh, Hát chèo, ... Về ẩm thực: giới thiệu các đặc sản vùng miền. Về sản phẩm văn hóa: có những quầy hàng giới thiệu các sản phẩm văn hóa, hàng lưu niệm, tranh ảnh, ...
1.      SÂN THỂ THAO: Gồm 1 sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông.
2.      SÂN HỘI CHỢ: các quầy hàng lưu động, sau hội làng sẽ tháo dỡ.
3.      BÃI ĐỖ Ô TÔ: Sân thể thao sẽ trưng dụng làm bãi đỗ ô tô trong các dịp lễ khác hằng năm.


II.      KHU DƯỠNG LÃO – NHÀ VĂN HÓA: (5.000m2)
Trong vấn đề an sinh xã hội, chăm sóc người già là một mối bức thiết hiện nay. Xã hội càng hiện đại, người trẻ càng bận rộn công việc nên ít có thời gian quan tâm chăm sóc người già, nhất là những lúc ốm bệnh, neo đơn, cô chiếc. Những thành phần có công đóng góp cho xã hội, cán bộ về hưu, hoặc là ông bà cha mẹ của các doanh nghiệp quá bận rộn không có thời gian gần gủi chăm nom, có thể về Khu Dưỡng Lão này một thời gian để dưỡng bệnh hoặc vui chơi giải trí lành mạnh. Cảnh quan phù hợp với tuổi già: thanh tịnh, thiền vị và ấm áp tình người, thức ăn sạch lành, sinh hoạt nhẹ nhàng an lạc.
1.  PHÒNG KHÁM CHỮA BỆNH: Gồm 1 phòng khám và chữa bệnh Đông Y do lương y uy tín, nổi tiếng phụ trách.
- Phòng khám và chữa bệnh Đông Y: do Lương y Võ Thị Hoa (Đông Y gia truyền Thái Thịnh, Hà Nội) phụ trách điều động các lương y về khám và chữa bệnh định kỳ.
2.  NHÀ DƯỠNG LÃO: Xây theo lối kiến trúc hiện đại, tiện nghi, thoáng mát. Khoảng 50 phòng ở: có công trình phụ khép kín, 1 phòng ngủ và 1 phòng sinh hoạt, tiếp khách.
3.  NHÀ VĂN HÓA: Gồm một thư viện, 1 phòng dọc sách, 1 phòng trưng bày tranh ảnh, 1 quầy phát hành kinh sách, văn hóa phẩm, hàng lưu niệm.
4.  THIỀN VIÊN: Vườn hoa cầu trúc theo lối thiền cảnh, có suối nước chảy, ao sen, có lối đi dạo, nhà uống trà, ghế đá ngồi nghỉ.



5.  BẢO THÁP: Tháp được xây bằng đá cao 9 tầng: cửu phẩm liên hoa. Mỗi tầng tháp thờ một đức Phật hoặc Bồ Tát. Tầng trên cùng thờ ngọc Xá lợi Phật.
6. TĂNG XÁ: Nhà xây 2 tầng gồm 20 phòng ở, có công trình phụ khép kín. Dùng cho việc Khách Tăng lưu trú và trong 3 tháng hằng năm và dịp An Cư Kết Hạ.



I.      KHU SINH THÁI BẢO DƯỠNG – MẬT THẤT: (5.000m2)
1.  KHU SINH THÁI BẢO DƯỠNG: Đây là khu vực đặc biệt để bảo dưỡng thân tâm. Về tâm bệnh sẽ được khai sáng bằng những bài giảng hoặc tham vấn trực tiếp với Thượng tọa Trụ trì về tất cả mọi lĩnh vực. Sau đó sẽ được hướng dẫn lễ bái, tụng kinh, ngồi thiền, trà đạo, thiền hành hoặc chấp tác, cúng kiến, ... Về thân bệnh sẽ được khám và điều trị Đông hoặc Tây y. Có các bài tập dưỡng sinh và khí công. Được ở và sinh hoạt trong không gian sinh thái và cảnh trí Thiền vị. Ẩm thực tinh túy và sạch. Bao gồm các tịnh thất ở chung hoặc ở riêng biệt xây dựng trên ao sen. Có thể lưu trú vào dịp nghỉ hè, cuối tuần, ... tùy theo nhu cầu, nhưng phải đăng ký trước. Tịnh thất được kiến trúc theo kiểu Nhà Thủy tạ, có công trình phụ khép kín, 1 phòng ngủ và 1 phòng sinh hoạt, tiếp khách, có vườn hoa, cây ăn quả, cây sinh dược bao quanh riêng biệt.


2.  VƯỜN SINH DƯỢC: Trồng các loại dược thảo quý hiếm, cung cấp cho những nhà thuốc Đông Y nổi tiếng trong nước và để cung cấp dược liệu cho Phòng Khám Đông y của chùa



3.  MẬT THẤT: Điện thờ theo phái Mật Tông Tây Tạng, chỉ có Tăng chúng nội tự mới được phép vào để hành trì chỉ khi Thượng tọa Trụ trì cho phép. Mật thất để trì niệm thần chú trị bệnh, truyền năng lượng, hoặc thực hành các Nghi thức theo Mật tông Tây Tạng.



D. KINH PHÍ ĐẦU TƯ:
E. ĐƯỜNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG:
F.  MÔ HÌNH THIẾT KẾ:
G.  PHẦN KẾT: